SO SÁNH CÁT GỐM VÀ CÁT SILICA LÀM KHUÔN ĐÚC.

Công nghệ đúc trong khuôn cát là công nghệ phổ biến để tạo ra vật đúc, trong đó cát là loại vật liệu chính để làm hỗn hợp khuôn đúc và ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm đúc. Cùng tìm hiểu tính chất đặc trưng của hai loại cát Silica (cát thạch anh) dùng rộng rãi trước đây và Cát Gốm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình làm khuôn đúc và tạo phôi kim loại.

1. Tính Đặc Trưng Của Cát Gốm Và Cát Silica.

Thành Phần Hoá Học

Cát Gốm là loại cát tổng hợp và sản xuất từ quặng Bauxite chứa hàm lượng cao từ 72 - 77% và các thành phần khác như SiO2, TiO2, Fe2O3... Trong khi cát Silica chiếm >99% hàm lượng SiO2.

 

 Thành phần

Cát Gốm

Cát Silica

 Al2O3

72-77%

0.03%

 SiO2

10-20%

>99%

 TiO2

2.5-3.5%

0.02%

 Fe2O3

2.5-3.2%

0.01%

 

Tính Chất Vật Lí

Tính chất của Cát Gốm đạt mức lí tưởng, khối lượng riêng Cát Gốm ở mức trung bình 1.58 - 1.80g/cm3 so với các loại cát khác (Chromite, Zircon...) và tương đương với cát Silica, do đó mức độ phân tách sẽ thấp hơn các loại cát khác, tạo ra sự đồng nhất trong hỗn hợp cát làm khuôn, lõi. Độ giãn nở nhiệt Cát Gốm thấp chỉ 0.13% giúp giảm phế phẩm do giãn nở nhiệt như: vening, cháy dính cát, sai lệch kích thước đúc. 

 

 

Cát Gốm

Cát silica

 Khối lượng riêng

1.58 - 1.80 g/cm3

1.54 - 1.76 g/cm3

 pH

7.5

6.5

 Điểm thiêu kết

1830C / 3326F

1654C / 3010F

 Giãn nở nhiệt

0.13%

1.9%

 

Bề Mặt Của Cát Gốm Và Cát Silica. 

Cát Gốm được sản xuất bằng công nghệ phun Bauxite dạng lỏng ở nhiệt độ cao để tạo ra hạt gốm có bề mặt hình cầu gần như tuyệt đối, ít rỗ xốp, khả năng điền đầy khuôn tốt, tăng độ bền khuôn cát so với cát Silica có bề mặt hạt nhiều góc cạnh, không đồng đều.

 

Bề mặt Cát Gốm

Bề Mặt Cát Gốm

 

Bề mặt cát Silica

Bề Mặt Cát Silica

 

2. Ảnh Hưởng Của Cát Gốm Và Cát Silica Đến Quá Trình Tạo Phôi.

Cát Silica

Cát Silica được sử dụng phổ biến trước đây do giá thành rẻ và độ dồi dào của nó để làm khuôn đúc phôi kim loại kích thước lớn, phôi có chi tiết đúc không phức tạp. 

Tuy nhiên, cát Silica có nhiều nhược điểm như: 

- Độ giãn nở nhiệt cao, gây sai lệch kích thước phôi đúc và bị các khuyết tật đúc. 

- Khả năng chịu nhiệt thấp 1654C / 3010F.

- Ngoài ra cát Silica thải bụi ra môi trường là nguyên nhân gây bệnh phổi Silic trong quá trình tiếp xúc. 

- Do bề mặt nhiều góc cạnh, cát Silica gây bào mòn gây hư hỏng thiết bị, sai lệch kích thước khuôn mẫu đúc. 

 

Cát Gốm

Cát Gốm có tính chất đặc trưng và ưu điểm nổi bật khắc phục những hạn chế của cát Silica trước đây, đem lại giải pháp cho công nghệ đúc trong khuôn cát: 

- Độ giãn nở nhiệt thấp, có tính bền nhiệt nên hạn chế sai lệch kích thước phôi đúc, đúc được nhiều loại hợp kim gang, đồng, thép, nhôm,...

- Tiết kiệm lượng nhựa sử dụng đến 50%.

- Đúc được vật đúc có chi tiết phức tạp.

- Tăng chất lượng bề mặt vật đúc, giảm các phế phẩm liên quan tới giãn nở hỗn hợp cát làm khuôn như: veining, cháy dính cát,...

- Không gây thải bụi Silica ảnh hưởng đến sức khoẻ & môi trường.

- Nhờ có dạng hình cầu gần như tuyệt đối, Cát Gốm giúp hạn chế việc bào mòn, gây hư hỏng thiết bị và khuôn mẫu đúc. 

 

- Xem Thêm: Giải Pháp Cát Gốm Trong Công Nghệ Đúc Khuôn Cát

 

So sánh bề mặt phôi từ cát gốm và cát silica

Bề Mặt Phôi Đúc Thép Cát Gốm Và Cát Silica

 

 

VẬT TƯ NGÀNH ĐÚC TỪ CÔNG TY TNHH DEKIMET

Cát Gốm Làm Khuôn Đúc DEKIMET được sản xuất dựa trên công nghệ độc quyền, cung cấp giải pháp vật liệu làm khuôn đúc hiệu quả so với các loại cát tổng hợp khác.

- Xem thêm và đặt sản phẩm: Cát Gốm Làm Khuôn Đúc DEKIMET

- Fanpage: Vật Tư Ngành Đúc DEKIMET

- Hotline Dekimet: 0906 626 642

 

Viết bình luận của bạn